Get me outta here!

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

Chinh phục văn hóa Nhật Bản và những điều đầy thú vị



Nếu có cơ hội khám phá văn hóa Nhật Bản, bạn sẽ chìm đắm trong những giá trị truyền thống sâu sắc, kết hợp cùng nét chấm phá, đổi mới hiện đại.


1Văn hóa Nhật Bản và những giá trị tồn tại qua ngàn năm

Văn hóa Nhật Bản đã đi qua hành trình lịch sử phong phú, đa dạng để trở thành di sản độc đáo như ngày nay.

Thời kỳ đầu, Nhật là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc với những nét tương đồng trong văn hóa. Tuy nhiên, dưới thời Edo, khi thực hiện chính sách “đóng cửa”, văn hóa của người Nhật chủ yếu phát triển dựa trên những di sản bản địa.

Vào năm 1868, khi Nhật Bản tiến hành cách mạng văn hóa, họ đã dần tiếp nhận và tiếp thu những yếu tố văn hóa từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt về phương Tây trên tất cả lĩnh vực: nghệ thuật, lối sống và ẩm thực. Sự giao thoa giữa các yếu tố truyền thống và tân tiến đã tạo nên nền văn hóa Nhật Bản đa dạng, đặc sắc như ngày nay.
2Văn hóa Nhật Bản thể hiện qua những yếu tố nào?

2.1 Văn hóa Nhật Bản thể hiện qua tôn giáo

Phật giáo và Thần đạo là hai trong những tôn giáo lớn nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết người Nhật tự xem mình là người vô thần hoặc không thuộc bất kỳ tôn giáo nào cụ thể. Thế nhưng, một điều thú vị rằng mặc dù họ không có niềm tin vào tôn giáo, nhưng vẫn sẽ tham gia các sự kiện, nghi lễ truyền thống.

Trong văn hóa của người Nhật, tôn giáo là một phần của di sản truyền thống. Cũng như việc tham gia các hoạt động là cách họ duy trì, tôn vinh các giá trị văn hóa quan trọng. Điều này phản ánh sự đa dạng, linh hoạt trong quan niệm tôn giáo của người Nhật.

Phật giáo và Thần đạo là hai trong những tôn giáo lớn nhất tại Nhật Bản

2.2 Qua những ngày lễ

Trong văn hóa truyền thống Nhật Bản, Tết là ngày lễ quan trọng nhất. Bên cạnh đó, quốc gia này còn tổ chức các lễ hội theo bốn mùa để tôn vinh các vị thần đất, biển, gọi là Matsuri.

Trong khi đó, Tết là dịp quan trọng để mọi người quây quần để chào đón năm mới, đến thăm chùa, đền cầu may cũng như dọn dẹp nhà cửa, bắt đầu một khởi đầu mới.

Các lễ hội truyền thống được tổ chức trong suốt mùa xuân, hè với mỗi thành phố, khu vực đều tổ chức riêng biệt. Trong những ngày nay, mọi người sẽ mặc trang phục truyền thống, cùng nhau ăn uống và tham gia các trò chơi dân gian.

Trong văn hóa truyền thống Nhật Bản, Tết là ngày lễ quan trọng nhất


2.3 Qua gia đình

Trong văn hóa của người Nhật, gia đình được gọi là “Kazoku”, bao gồm cha mẹ và con cái. Tuy nhiên về sau, hình thức này đã bị mai một ít nhiều.

Người trẻ Nhật Bản chọn cuộc sống độc lập, tách khỏi cha mẹ, đặc biệt là đối với những người có công việc riêng.

Mô hình gia đình ba thế hệ, trong đó ba, mẹ và con cái sống chung, vẫn còn tồn tại và được một số gia đình duy trì. Tuy nhiên, nó không còn là hình thức phổ biến như trước đây. Sự thay đổi này phản ánh xu hướng hiện đại hóa và sự đa dạng hóa trong cách thức tổ chức gia đình ở Nhật Bản.



Trong văn hóa của người Nhật, gia đình được gọi là “Kazoku”, bao gồm cha mẹ và con cái.


2.4 Qua ẩm thực

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản đóng vai trò quan trọng, gắn liền với nhịp sống thường ngày của người dân địa phương. Các món ăn ở đây là sự kết hợp hài hòa giữa tinh tế, tỉ mỉ cũng như đa dạng trong cách chế biến và trình bày món ăn, bao gồm:

Sushi: Sushi được làm từ cơm trắng trộn giấm gạo, kết hợp cùng các loại hải sản tươi sống (cá, tôm, hàu) hoặc thức ăn chín (trứng rán, lươn nướng), ăn cùng rong biển và bày trí bắt mắt

Sashimi: Khác với Sushi, Sashimi là các món ăn sống, bao gồm hải sản tươi ngon, chấm cùng nước tương và wasabi để tăng thêm hương vị

Tempura: Đây là các món chiên giòn, chủ yếu là hải sản, rau củ hoặc thịt tươi. Bột chiên giòn, kết hợp cùng nguyên liệu tươi ngon lại càng hấp dẫn

Mì Udon, Soba: Đây là hai loại mì phổ biến nhất tại Nhật Bản. Udon được làm từ bột mì, ăn cùng nước dùng dashi, thịt, rau và tempura. Sợi mì Soba được làm từ bột mì trộn bột gạo lứt, có thể ăn nóng hoặc lạnh

Nướng Yakitori: Các xiên thịt nướng trên than hồng, ăn cùng sốt tương đặc biệt là món ăn bạn dễ dàng tìm thấy trong các quán bar hoặc quầy hàng di động (yatai) tại Nhật Bản

Nabe: Đây là món lẩu được nấu trong nồi gang với nước dùng dashi, thịt, hải sản, các loại rau củ và đậu phụ, chấm cùng nước tương và các loại sốt

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản đóng vai trò quan trọng, gắn liền với nhịp sống thường ngày của người dân địa phương

3Những nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản

3.1 Văn hóa trà đạo

Văn hóa trà đạo là di sản đặc biệt của xứ sở Phù Tang. Không chỉ tập trung chuẩn bị và thưởng thức trà, đây là hành động gắn liền với trải nghiệm tâm linh và thẩm mỹ.

Từ việc chọn trà, chuẩn bị và trình bày chén trà, cách cầm chén và uống trà, mọi chi tiết đều được quan tâm tỉ mỉ và tinh tế. Nghệ thuật này đòi hỏi sự tập trung và nhạy bén để tạo ra một không gian yên bình và thanh tịnh, nơi mà ta có thể thả hồn vào thiên nhiên và cảm nhận sự tinh túy của từng giọt trà.

Văn hóa trà đạo là di sản đặc biệt của xứ sở Phù Tang


3.2 Trang phục truyền thống

Từ "kimono" trong tiếng Nhật có nghĩa đơn giản là "đồ để mặc", nhưng ý nghĩa của nó đối với con người Nhật lại mang tính đặc biệt - nó là biểu tượng của bộ quốc phục truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm và vẫn được giữ gìn.

Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng trong các dịp đặc biệt như lễ tết, các buổi tiệc hoặc lễ hội. Phụ nữ thường mặc kimono với các màu sắc và hoa văn tươi sáng, trong khi nam giới thường mặc kimono không có hoa văn và có màu sắc tối hơn.

Kimono không chỉ là một trang phục, mà nó còn mang trong mình sự tôn trọng và sự gắn kết với truyền thống và văn hóa Nhật Bản. Được làm thủ công tỉ mỉ và sử dụng những chất liệu cao cấp, kimono thể hiện sự tôn trọng đối với công việc và sự cống hiến của người thợ may. Nó cũng thể hiện sự tự hào và lòng biết ơn về quá khứ và di sản văn hóa của đất nước.

Kimono không chỉ là một trang phục, mà nó còn mang trong mình sự tôn trọng và sự gắn kết với truyền thống và văn hóa Nhật Bản

3.3 Đồ uống truyền thống

Sake là loại rượu truyền thống của Nhật Bản và nó có mặt trong hầu hết các dịp tiệc tùng và lễ hội tại đất nước này. Sake cũng được bày bán rộng rãi ở khắp mọi nơi tại Nhật Bản.

Trong văn hóa Nhật Bản, việc uống sake không chỉ là việc thưởng thức một loại đồ uống, mà còn là một trải nghiệm đậm chất truyền thống và tình cảm.

Sake không chỉ có mặt trong các nhà hàng và quán bar, mà còn được bày bán trong các cửa hàng và siêu thị trên toàn quốc tại Nhật Bản. Bất kể bạn ở đâu, bạn đều có thể tìm thấy sake và khám phá hương vị độc đáo của nó, đồng thời trải nghiệm một phần trong văn hóa uống rượu của người Nhật.

Sake là loại rượu truyền thống của Nhật Bản và nó có mặt trong hầu hết các dịp tiệc tùng và lễ hội tại đất nước này

3.4 Tinh thần võ sĩ đạo

Với người Nhật, võ sĩ Samurai đại diện cho tinh thần dũng mãnh, không nao núng trước khó khăn. Đây là kim chỉ nam quan trọng, đồng thời là giá trị truyền thống và khắc sâu trong văn hóa Nhật Bản. Người dân đã truyền đạt tinh thần này cho trẻ em từ nhỏ với các hoạt động được tổ chức nhằm nuôi dưỡng lòng can đảm, kiên nhẫn và ý chí quyết tâm.



Với người Nhật, võ sĩ Samurai đại diện cho tinh thần dũng mãnh, không nao núng trước khó khăn


3.5 Manga - Anime

Những bộ truyện tranh Manga gắn liền với bao thế người dân bản địa. Manga rất đa dạng, lại sở hữu cốt truyện độc đáo, ngụ ý giáo dục về văn hóa, tinh thần của quốc gia này.

Trong khi đó, Anime là một biến thể của Manga, bao gồm nhiều tập và có nhiều tình tiết khác nhau dựa trên chính tác giả.

Những bộ truyện tranh Manga gắn liền với bao thế người dân bản địa


3.6 Xem đấu Sumo

Nhắc đến văn hóa Nhật Bản, sẽ không thể không nhắc đến những đấu sĩ Sumo với thân hình cao to, vạm vỡ. Các buổi vật Sumo được xem là biểu tượng của văn hóa Nhật Bản, đồng thời là cách cầu mùa vụ bội thu của người dân địa phương trong thế kỷ 8.

Các buổi vật Sumo được xem là biểu tượng của văn hóa Nhật Bản, đồng thời là cách cầu mùa vụ bội thu của người dân địa phương



3.7 Các nàng Geisha xuất hiện phổ biến

Xuất hiện lần đầu tại Nhật Bản vào thế kỷ 17. Geisha thời điểm ấy vốn là nam giới hóa trang, tuy nhiên sau này có cả phái nữ tham dự. Những nàng Geisha sẽ tái hiện văn hóa bản địa thông qua các buổi biểu diễn cuốn hút.

Những nàng Geisha sẽ tái hiện văn hóa bản địa thông qua các buổi biểu diễn cuốn hút

Văn hóa Nhật Bản là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, vẽ nên bức tranh đa sắc màu, biến quốc gia này trở thành điểm dừng chân lý tưởng trong mắt bao người. Nếu có cơ hội vi vu Nhật Bản, bạn đừng quên chia sẻ cùng MIA.vn những trải nghiệm văn hóa thú vị nhé!

Sumo Nhật Bản, nét chấm phá độc đáo của văn hóa xứ Phù Tang



Sumo Nhật Bản là nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của xứ Phù Tang, hòa quyện hài hòa giữa sức mạnh và nghệ thuật. Đây còn là hình ảnh biểu trưng tinh thần, giá trị đạo đức của quốc gia này.


1 Sumo Nhật Bản - Sức mạnh và sự tinh tế của nghệ thuật xứ Phù Tang

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy Sumo Nhật Bản là một môn thể thao kỳ lạ. Hình ảnh những người đàn ông vạm vỡ, cao to mặc duy nhất một chiếc khố và đẩy nhau trên sàn đấu nhỏ trở nên đặc biệt trong mắt nhiều người. Thế nhưng, thật ra Sumo lại là môn thể thao kết hợp hài hòa giữa sức mạnh và sự tinh tế, cùng sự phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao.

Khởi đầu của Sumo từ các nghi lễ trong Thần đạo, khi các thanh niên cường tráng biểu dương sức mạnh trước các vị thần để bày tỏ lòng biết ơn. Tới thời Edo, lúc này, các võ sĩ Sumo chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện, đồng thời những cuộc thi thường niên cũng được tổ chức. Bây giờ, những võ sĩ xuất sắc dần được công nhận, đồng thời trở nên nổi tiếng, đánh dấu sự khởi đầu của môn thể thao này.

Không chỉ yêu cầu sức mạnh về thể chất, Sumo Nhật Bản còn là bộ môn thể thao đòi hỏi người tham gia có kỹ thuật và quyết tâm cống hiến. Các võ sĩ Sumo Nhật Bản đều trải qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt, tuân thủ tuyệt đối các quy tắc, truyền thống. Tuy nhìn khá gai góc, thế nhưng Sumo Nhật Bản là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và thể thao, dần dần trở thành biểu tượng văn hóa xứ Phù Tang.


Sumo Nhật Bản là môn thể thao kết hợp hài hòa giữa sức mạnh và sự tinh tế, cùng sự phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao

2Sumo Nhật Bản được chia thành mấy cấp bậc?

Sumo Nhật Bản xuất hiện từ thời Edo với mục đích quyên góp cho các công trình tôn giáo. Trước kia, Sumo chủ yếu được tổ chức tạo Tokyo, Osaka và Kyoto. Tuy nhiên, thời bấy giờ, Sumo còn bị hạn chế do xảy ra những tranh cãi, xô xát.

Tuy nhiên, các nhà tổ chức đã đề ra bộ quy tắc, bao gồm 48 Kimarite (kỹ thuật chiến thắng) cùng vòng tròn được áp dụng đến ngày nay.

Tương tự các môn võ thuật khác trên thế giới, Sumo Nhật Bản được phân chia thành nhiều cấp bậc riêng, bao gồm:
2.1 Cấp bậc Jonokuchi trong Sumo Nhật Bản

Jonokuchi là hạng đấu thấp nhất trong Sumo Nhật Bản. Tất cả đô vật, trừ các đối tượng nghiệp dư sẽ được đặc cách thăng hạng Makushita hoặc Sandanme.

Ngoài ra, những võ sĩ mới gia nhập và các võ sĩ già từng đạt thành tích cao nhưng bị rớt hạng do chấn thương cũng nằm trong cấp bậc này.
2.2 Cấp bậc Makuuchi

Makuuchi, hoặc Makunouchi là cấp bậc cao nhất trong Sumo Nhật Bản, là bảng xếp hạng 42 đô vật có thành tích cao nhất trong các giải đấu. Nhóm dẫn đầu gọi là Sanmyaku, bao gồm Yokozuna, Ozeki Sekiwake và Komusubi, nhóm còn lại là Megashira.
2.3 Cấp bậc Juryo

Juryo là cấp bậc cao thứ hai, bao gồm 28 đô vật. Các đô vật thuộc nhóm Juryo và Makuuchi nhận được nhiều đặc quyền, đồng thời có lương cố định hàng tháng. Đây là nhóm được thi đấu chuyên nghiệp 15 hiệp trong các giải đấu chính thức.

Khi đô vật được thăng cấp lên Juryo, anh ta được công nhận là võ sĩ chuyên nghiệp, có lương cố định và các đặc quyền.

Thứ ba là Kimono. Geisha sẽ mặc Kimono có thiết kế sang trọng, tay áo ngắn, có obi nhỏ, mang sandal ‘Geta’ hoặc ‘Zori’. Maiko chủ yếu mặc loại ‘Furisode’ có tay áo dài, thiết kế nhiều màu cùng obi lớn, mang giày ‘Okobo’ hoặc ‘Pokkuri Geta’ đế dày.
2.4 Cấp bậc Makushita

Makushita là cấp bậc cao thứ ba trong Sumo Nhật Bản, bao gồm 120 đô vật, mỗi người chỉ thi đấu 7 hiệp trong mỗi giải. Đây đồng thời là cấp bậc cạnh tranh khốc liệt nhất, khi ai thắng 7 trận sẽ được thăng hạng lên Juryo, chính thức là một đô vật.
2.5 Cấp bậc Sandanme

Sandanme là cấp bậc cao thứ tư, đồng thời là cấp độ đầu tiên mà đô vật có thể nhận được các đặc quyền. Những đô vật thuộc cấp Sandanme được mặc quần áo chất lượng hơn, không cần đi giày geta, có thể mặc áo khoác ngoài yukata. Nhóm này chỉ thi đấu bảy trận, được tổ chức hằng ngày.
2.6 Cấp bậc Jonidan

Jonidan là cấp bậc cao thứ năm trong Sumo Nhật Bản, và không có số lượng đô vật nhất định. Đô vật thuộc nhóm này không mặc yukata, thay vào đó là áo cotton mỏng, mang giày geta. Nhóm này thi đấu bảy trận trong mỗi giải, có trận play-off vào ngày cuối để xác định người chiến thắng.


Đô vật đứng đầu thuộc cấp bậc Makuuchi

3Những điều cần biết về Sumo Nhật Bản
3.1 Quy tắc thi đấu

Sumo Nhật Bản không quy định cụ thể về cân nặng, hạng cân. Điều này đồng nghĩa đô vật có thể thách đấu những người lớn hơn mình.

Sàn đấu của Sumo được bện từ rơm, có đường kính 4,55 mét, đặt trên một bệ hình vuông cách mặt đất một khoảng khá cao, làm từ đất sét, phủ cát trên mặt, gọi là Dohyo. Trên võ đài là mái che có thiết kế đặc biệt, dáng dấp tương tự mái đền Thần đạo Shinto.

Trước khi thi đấu, người ta sẽ tung muối lên võ đài nhằm tẩy uế với đô vật đứng xung quanh, vỗ tay thật lớn. Đây còn là hành động có ý nghĩa mong muốn được thần linh ban sức mạnh.

Sumo Nhật Bản không quy định cụ thể về cân nặng, hạng cân. Điều này đồng nghĩa đô vật có thể thách đấu những người lớn hơn mình.


Trước khi thi đấu, người ta sẽ tung muối lên võ đài nhằm tẩy uế với đô vật đứng xung quanh, vỗ tay thật lớn

3.2 Trọng tài

Trong Sumo Nhật Bản, trọng tài gọi là Gyoji, được phân chia thành nhiều cấp bậc, cao nhất là Tate-gyoji với trang phục truyền thống, tương tự các sư tu trong Thần đạo. Khi điều khiển trận đấu, trọng tài sẽ cầm cây quạt gỗ, thắng lưng gài dao găm.


Trọng tài gọi là Gyoji, được phân chia thành nhiều cấp bậc, cao nhất là Tate-gyoji với trang phục truyền thống, tương tự các sư tu trong Thần đạo

3.3 Luật lệ trong giới

Các luật lệ đặt ra trong giới từ thời Nara vẫn được áp dụng đến tận ngày nay. Nếu không tuân thủ, đô vật sẽ bị phạt tiền, thậm chí cấm thi đấu. Các luật lệ bao gồm:

- Đô vật phải để tóc dài, búi cao tương tự Samurai thời Edo

- Chiều cao tối thiểu là 1m63, cân nặng tối thiểu 67kg

- Anh em, họ hàng không được thi đấu cùng nhau

- Đô vật không được lái xe

- Đô vật trong cùng trại huấn luyện không được thi đấu với nhau

- Trang phục đô vật có sự khác biệt dựa trên cấp bậc

- Đô vật tập luyện từ 5h sáng mỗi ngày. Ngủ 4 tiếng mỗi ngày

- Khi xuất hiện tại giải đấu, nơi công cộng, đô vật phải mặc trang phục truyền thống
3.4 Các loại vé xem Sumo Nhật Bản

Ghế phụ: Gần võ đài, đắt và hiếm nhất. Người ngồi ghế này có nguy cơ bị thương nếu đô vật té vào khán giả

Ghế hộp: Bố trí trên khu vực tầng 1 của sân vận động, có thể ngồi bốn người, phải cởi giày và ngồi đệm. Loại vé này được bán 4 chỗ không quan tâm số người, tức 2 người vẫn phải mua đủ 4 ghế

Ghế ban công: Bố trí trên ban công tầng hai, có thiết kế phương Tây, chia thành loại A, B, C tùy tầm nhìn


Ngồi ghế phụ giúp bạn có được tầm nhìn rõ nhất, đồng thời đây là hạng vế đắt nhất


Không chỉ là môn thể thao, Sumo Nhật Bản còn là biểu tượng định vị văn hóa truyền thống quốc gia này trên toàn thế giới. Nếu có dịp tham quan xứ Phù Tang, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội hòa mình vào bầu không khí sôi động tại các buổi đấu Sumo nhé.

Geisha Nhật, vẻ đẹp thanh lịch trong chiếc Kimono truyền thống



Geisha Nhật là biểu tượng quyến rũ, trang điểm tinh tế, kiểu tóc phức tạp xúng xính trong chiếc Kimono truyền thống. Bạn có thể tìm hiểu về những bí mật của những Geisha qua bài viết bên dưới.

1 Geisha Nhật là gì?

Những nàng Geisha Nhật là biểu tượng của sự quyến rũ trong chiếc Kimono truyền thống. Họ chủ yếu biểu diễn nghệ thuật tại các quán trà, sự kiện truyền thống. Với vẻ ngoài tinh tế, những nàng Geisha Nhật sẽ biểu diễn ca hát, nhảy múa, phục vụ đồ ăn, thức uống và trò chuyện.

Thuật ngữ Geisha bắt nguồn từ ký tự Kanji ‘Gei’ (nghệ thuật, giải trí), ‘Sha’ (con người), dịch nôm na là ‘Người của nghệ thuật’.

Thoạt nhìn có vẻ đơn giản, tuy nhiên, hành trình trở thành một Geisha Nhật lại tương đối dài, mất khoảng 5 năm. Những người bắt đầu học việc được gọi là Maiko. Họ sẽ được dạy cách ca hát, nhảy múa, kỹ năng trò chuyện cùng khách hàng một cách thanh lịch.


Những nàng Geisha Nhật là biểu tượng của sự quyến rũ trong chiếc Kimono truyền thống

2Lịch sử hình thành Geisha Nhật

Geisha là một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản qua nhiều thế kỷ, và ngạc nhiên thời bấy giờ, Geisha vốn là nam giới chứ không phải nữ. Thời Edo, có khoảng 500 đến 600 nam Taikomochi (Geisha phiên bản nam). Họ là cố vấn, đồng thời là bạn đồng hành của lãnh chúa, chuyên kể chuyện, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức trà đạo.

Ban đầu, Geisha có vai trò phụ tá cho Oiran, các kỹ nữ hạng sang, gái mại dâm nổi tiếng của Nhật thời Edo. Lúc bấy giờ, những bức tranh, in gỗ khắc họa sự lộng lẫy của Geisha đã dần biến họ trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Vào đầu thế kỷ 19, Geisha đã chuyển dần sang phụ nữ đến tận thời kỳ Thế chiến hai. Lúc này, danh tiếng của Geisha bị suy tàn. Tuy nhiên, Geisha vẫn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa truyền thống bản địa đến tận ngày nay.


Geisha Nhật trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa xứ Phù Tang trong nhiều thế kỷ

3Những điều thú vị xoay quanh Geisha Nhật
3.1 Geisha tập sự gọi là Maiko

Maiko là tên dùng để gọi các Geisha tập sự. Để trở thành một Geisha Nhật chính thức, họ sẽ mất khoảng 5 năm.

Các cô gái từ 15 tuổi sẽ đăng ký vào ‘Okiya’, trung tâm theo chế độ mẫu hệ gọi là ‘Okaasan’, tức ‘mẹ’ trong tiếng Nhật. Trong quá trình này, họ sẽ được dạy cách chơi nhạc cụ truyền thống, như đàn Shamisen, đàn Koto, ca hát, khiêu vũ cũng như văn hóa trà đạo, thư pháp, cắm hoa, thơ ca và văn học.

Lễ kỷ niệm một nàng Maiko trở thành Geisha chính thức gọi là ‘Erikae’, có nghĩa là ‘Lễ quay cổ áo’. Trong ngày này, Geisha sẽ mặc Kimono, đội tóc giả phức tạp và trang điểm đậm.


Maiko là tên dùng để gọi các Geisha tập sự

3.2 Trang điểm đậm

Lớp trang điểm đậm, rực rỡ là đặc điểm phân biệt Geisha Nhật giữa đám đông. Họ sử dụng kem nền truyền thống là ‘Oshiroi’ được làm từ bột trắng trộn nước.

Đối với son môi, Geisha Nhật sẽ chọn son màu đỏ là ‘beni’, kết hợp cùng bút kẻ mắt đen, nhấn nhá với phấn mắt màu đỏ. Lông mày được vẽ rõ nét. Phần cổ chỉ bôi kem nền để tạo hiệu ứng dài hơn.


Lớp trang điểm đậm, rực rỡ là đặc điểm phân biệt Geisha Nhật giữa đám đông

3.3 Các cách phân biệt Geisha và Maiko

Điểm khác biệt đầu tiên giữa Maiko và Geisha là lớp trang điểm. Maiko chỉ tô son môi dưới (đối với những Maiko cấp thấp, cấp cao hơn sẽ son một lớp mỏng ở cả hai cánh môi). Ngược lại, Geisha sẽ tô son cả môi, sử dụng loại ít Oshiroi hơn so với Maiko.

Thứ hai là kiểu tóc. Maiko chỉ làm những kiểu tóc truyền thống là ‘Nihongami’ từ chính tóc thật. Kiểu tóc phổ biến nhất là ‘Momoware’ búi sau đầu. Với Geisha Nhật, họ sử dụng tóc giả là ‘Katsura’ được làm từ tóc thật, thiết kế theo phong cách ‘Shimada’ với tóc búi lên thành một nút ở đỉnh đầu. Cả Maiko lẫn Geisha đều điểm xuyết mái tóc với kẹp tóc, phụ kiện gọi là ‘Kanzashi’, trong đó Kanzashi của Geisha sẽ cầu kỳ, trang trí bằng vàng hoặc đá quý.

Thứ ba là Kimono. Geisha sẽ mặc Kimono có thiết kế sang trọng, tay áo ngắn, có obi nhỏ, mang sandal ‘Geta’ hoặc ‘Zori’. Maiko chủ yếu mặc loại ‘Furisode’ có tay áo dài, thiết kế nhiều màu cùng obi lớn, mang giày ‘Okobo’ hoặc ‘Pokkuri Geta’ đế dày.
3.4 Geisha không phải gái mại dâm

Geisha Nhật không phải là gái mại dâm. Họ là những nghệ sĩ biểu diễn ca hát, khiêu vũ, chơi nhạc cụ và nghệ thuật trà đạo. Nhiệm vụ của Geisha Nhật là đem lại sự vui vẻ cho khách hàng dựa trên những màn biểu diễn tinh tế, cam kết thực hiện công việc nghệ thuật với sự chuyên nghiệp, có đạo đức.


Geisha Nhật không phải là gái mại dâm. Họ là những nghệ sĩ biểu diễn ca hát, khiêu vũ, chơi nhạc cụ và nghệ thuật trà đạo

Các nàng Geisha Nhật cam kết thực hiện công việc nghệ thuật với sự chuyên nghiệp, có đạo đức

3.5 Geisha sống tại Nhà trọ Okiya

Cả Geisha lẫn Maiko đều sống trong các nhà trọ Okiya do Okaasan quản lý, chăm sóc các vấn đề bao gồm đào tạo, lưu trú, ăn uống, mua sắm kimono. Các khoản này sẽ trừ trực tiếp vào thu nhập của họ.

Đối với Geisha, khi hết nợ, cô ấy sẽ quyết định sống tại nhà riêng hoặc phố Geisha Hanamachi. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ quay lại Okiya để chuẩn bị các buổi biểu diễn.
3.6 Du Khách có thể xem Geisha Nhật biểu diễn

Để tham dự một buổi biểu diễn của các nàng Geisha Nhật khá phức tạp, cần có sự giới thiệu của khách hàng hiện tại. Giá thành cũng không rẻ, rơi vào khoảng vài trăm USD.

Tuy nhiên, ngày nay, giới Geisha Nhật đã có sự thay đổi ít nhiều, giúp mọi người dễ dàng thưởng thức biểu diễn, đặc biệt tại khu vực Kyoto. Tuy nhiên, người tham gia sẽ là Maiko, không phải Geisha.

Nếu muốn theo dõi Geisha Nhật biểu diễn, bạn có thể đến Nhật Bản vào tháng 4, thời điểm tổ chức lễ hội Miyako Odori. Hoặc không, bạn có thể ghé phố Geisha Kamishichiken Kabukai để thưởng thức biểu diễn truyền thống.


Nếu muốn theo dõi Geisha Nhật biểu diễn, bạn có thể đến Nhật Bản vào tháng 4, thời điểm tổ chức lễ hội Miyako Odori


Từ buổi sơ khai đến hiện đại, Geisha Nhật đã trở thành biểu tượng văn hóa của xứ Phù Tang, đồng thời là phần không thể thiếu trong lịch sử quốc gia này. Hy vọng qua bài viết MIA.vn vừa chia sẻ, bạn sẽ có thể hiểu hơn về những nàng Geisha trang điểm đậm xúng xính trong bộ Kimono thanh lịch đầy ấn tượng.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

Du lịch Hokkaido khám phá vẻ đẹp miền Bắc tuyết trắng



Đi du lịch Hokkaido bạn sẽ được khám phá một Nhật Bản rất khác biệt với thiên nhiên vẫn còn nhiều nét nguyên sơ hoang dã. Không dừng lại ở đó, mảnh đất này còn thu hút khách tham quan với vô số điểm đến như cánh đồng hoa, khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, suối nước nóng, lễ hội tuyết và ẩm thực địa phương.


Xem nhanh
1. Những địa điểm du lịch Hokkaido hàng đầu1.1 Khám phá Hakodate1.2 Sở thú Asahikawa nổi tiếng với khách du lịch Hokkaido1.3 Thiên nhiên ngoạn mục trên núi Kurodake1.4 Chiêm ngưỡng thảm hoa quyến rũ tại Higashimokoto Shibazakura1.5 Hoang sơ khung cảnh Shiretoko1.6 Du lịch Hokkaido khám phá hồ Shikotsu1.7 Trượt tuyết ở Niseko1.8 “Thung lũng địa ngục” Noboribetsu với nguồn suối nước nóng tự nhiên2. Có gì ăn ngon, uống chất ở Hokkaido?2.1 Ramen Hokkaido ấm áp cho những ngày lạnh lẽo2.2 Thưởng thức bát hải sản Kaisendon ngon nhất Hokkaido2.3 Súp cà ri dinh dưỡng, đậm đà2.4 Trải nghiệm Sushi Trains độc đáo2.5 BBQ cừu tự nướng Jingisukan2.6 Nhâm nhi Shime Parfait mát lành2.7 Nhâm nhi cốc bia Sapporo đặc sản độc đáo3. Hướng dẫn di chuyển đến Hokkaido4. Một số lưu ý cho khách tham quan khi quyết định ghé thăm Hokkaido


1Những địa điểm du lịch Hokkaido hàng đầu
1.1 Khám phá Hakodate

Thành phố Hakodate lớn thứ 3 ở Hokkaido và là một thương cảng lịch sử nổi bật. Điểm tham quan nổi bật nhất tại đây chính là pháo đài Goryokaku có khuôn viên hình ngôi sao, pháo đài kiến trúc phương Tây đầu tiên được xây dựng ở Nhật Bản. Ghé thăm nơi đây bạn nhớ đi dạo chiêm ngưỡng 1.600 cây anh đào trong công viên, vào mùa hoa nở luôn mang đến một cảnh tượng khó quên.


Du lịch Hokkaido nhất định phải ghé qua pháo đài Goryokaku

1.2 Sở thú Asahikawa nổi tiếng với khách du lịch Hokkaido

Sở thú Asahikawa nằm gần Furano là sở thú nổi tiếng nhất Nhật Bản nhờ có các loài động vật đa dạng, thân thiện như chim cánh cụt, tinh tinh, gấu bắc cực... Địa điểm này tọa lạc trên núi Asahi, thuộc thị trấn Asahikawa, thành phố lớn thứ hai trên đảo Hokkaido, chỉ sau Sapporo. Năm 1997, ban quản lý vườn thú đã quyết định tái cấu trúc để mang đến nhiều không gian tự do hơn cho các loài động vật và cũng để cho chúng gần gũi với du khách.


Sở thú Asahikawa là sở thú nổi tiếng nhất Nhật Bản nhờ có các loài động vật đa dạng, thân thiện như chim cánh cụt, tinh tinh, gấu bắc cực...

1.3 Thiên nhiên ngoạn mục trên núi Kurodake

Nếu bạn muốn đi du lịch Hokkaido và khám phá thiên nhiên đặc sắc nơi đây thì đừng quên ghé qua núi Kurodake. Đỉnh núi nằm trên độ cao 1984 mét, đây là địa điểm mà chúng ta có thể tham quan quanh năm. Đến Kurodake du lịch Hokkaido mùa Hè bạn sẽ được đi leo núi, ngắm hệ sinh thái động thực vật đa dạng. Vào mùa thu không gian nơi đây sẽ được thay màu áo mới với sắc đỏ rực rỡ. Còn du lịch Hokkaido mùa Đông mang tới cho bạn trải nghiệm trượt tuyết và leo núi không thể nào quên tại Kurodake.


Tuyến cáp treo trên núi Kurodake

1.4 Chiêm ngưỡng thảm hoa quyến rũ tại Higashimokoto Shibazakura

Tháng 5 tới khách du lịch Hokkaido sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh cả công viên Higashimokoto Shibazakura chìm trong sắc hồng tím của thảm hoa shibazakura. Những bông hoa độc đáo này vào độ đơm bông cũng mang hương thơm ngọt ngào phả vào không khí, mời gọi mọi người dành cả ngày để khám phá. Trong Lễ hội Shibazakura vào tháng 5 - tháng 6 giá vé tham quan cho người lớn là 500 yên và trẻ em (học sinh tiểu học) là 250 yên.


Công viên Higashimokoto Shibazakura chìm trong sắc hồng tím của thảm hoa shibazakura

1.5 Hoang sơ khung cảnh Shiretoko

Bán đảo Shiretoko ở phía đông Hokkaido là một trong những khu bảo tồn động vật hoang dã hiện nay vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ của Nhật Bản. Theo cẩm nang du lịch, điểm đến này thích hợp cho những ai muốn rời khỏi vùng an toàn và tìm kiếm một cuộc phiêu lưu đích thực với nhiều loài động vật hoang dã đang sinh sống. Quần thể hiện tại ghi nhận có khoảng 500 con gấu nâu, cùng với chồn Nhật Bản, cáo đỏ Ezo, sếu đầu đỏ cực kỳ quý hiếm...


Bán đảo Shiretoko ở phía đông Hokkaido là một trong những khu bảo tồn động vật hoang dã vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ của Nhật Bản

1.6 Du lịch Hokkaido khám phá hồ Shikotsu

Hồ Shikotsu được hình thành sau vụ phun trào núi lửa từ khoảng hơn 40.000 năm trước. Khách du lịch Hokkaido đến đây sẽ có cảm giác choáng ngợp trước vùng nước trong vắt, nguyên sơ và là nơi sinh sống của hệ sinh thái núi rừng đa dạng. Một trải nghiệm không thể bỏ qua ở nơi đây có lẽ chính là đi chèo thuyền kayak trên Miệng núi lửa.


Hồ Shikotsu trong vắt được hình thành sau vụ phun trào núi lửa từ khoảng hơn 40.000 năm trước

1.7 Trượt tuyết ở Niseko

Du lịch Hokkaido mùa Đông không thể thiếu được trải nghiệm trượt tuyết. Niseko được mệnh danh là khu nghỉ mát trượt tuyết tuyệt vời nhất Hokkaido, cách Sapporo 120 km về phía nam. Cả 4 khu trượt tuyết lớn của Niseko đều có tuyết bao phủ trung bình 14 mét mỗi mùa, thiên đường đích thực cho những bạn có đam mê thể thao mùa đông.


Trượt tuyết ở Niseko mùa đông

1.8 “Thung lũng địa ngục” Noboribetsu với nguồn suối nước nóng tự nhiên

Ở Noboribetsu có đến 11 nguồn suối nước nóng tự nhiên, được mệnh danh là một trong những thị trấn suối nước nóng onsen hàng đầu của Nhật Bản. Từ lần đầu mở cửa năm 1800 khu vực này đã không ngừng sôi sục với nguồn nước giàu hydro sunfua và mùi lưu huỳnh, có tác dụng tốt cho da dẻ, sức khỏe.


“Thung lũng địa ngục” Noboribetsu với nguồn nước giàu hydro sunfua và mùi lưu huỳnh tốt cho sức khỏe

2Có gì ăn ngon, uống chất ở Hokkaido?
2.1 Ramen Hokkaido ấm áp cho những ngày lạnh lẽo

Một món đặc sản Hokkaido được yêu thích hàng đầu cho những ngày mà cơ thể lạnh cóng. Bát mì ramen nóng hổi, béo ngậy ở mỗi nơi sẽ mang một phong cách khác nhau, từ những lát mì dày cho đến mỏng, có thể xem Hokkaido là thiên đường cho những bạn yêu thích món ramen. Món ramen nổi tiếng nhất là ramen miso và bơ thơm ngon của Sapporo với nước tương béo, ramen hải sản của Asahikawa và ramen muối nhẹ, trong của Hakodate.


Ramen miso và bơ thơm ngon của Sapporo

2.2 Thưởng thức bát hải sản Kaisendon ngon nhất Hokkaido

Kaisendon là loại bát donburi được làm từ hải sản sống bỏ trên cơm, thêm chút nước tương và các loại gia vị khác. Thành phần phổ biến trong Kaisendon là cá ngừ, cá hồi, nhím biển, mực, cua và trứng cá hồi. Mỗi phần ăn sẽ có giá dao động từ 1.000 – 3.000 yên, với độ tươi ngon được bảo chứng khi nguyên liệu được lấy từ chợ hải sản tươi ngon của Hokkaido.


Bát hải sản Kaisendon thơm ngon, giàu dưỡng chất

2.3 Súp cà ri dinh dưỡng, đậm đà

Bên cạnh ramen, cà ri cũng là món để người dân Hokkaido làm ấm người với hương vị béo ngậy và thơm ngon. Phần nước dùng của súp cà ri được làm từ thịt lợn, thịt gà, rau và dashi hải sản tràn đầy dinh dưỡng. Bạn có thể tìm được món ngon này ở nhiều quán ăn Hokkaido, đảm bảo đánh bay cơn mệt mỏi khi đi đường và cảm lạnh.


Súp cà ri là món để người dân Hokkaido làm ấm người

2.4 Trải nghiệm Sushi Trains độc đáo

Những “chuyến tàu sushi” mang đến một trải nghiệm khó quên khi sử dụng nguồn hải sản địa phương cao cấp với cá ngừ, cá hồi, tôm... thậm chí là cả nhím biển và cua. Bên cạnh đó thực đơn phụ được phục vụ tại các nhà hàng Hokkaido này cũng rất ấn tượng khi có cả đặc sản địa phương như zangi karaage, miso ramen, súp cà ri...


Sushi Trains độc đáo phục vụ món sushi làm từ hải sản cao cấp

2.5 BBQ cừu tự nướng Jingisukan

Jingisukan là một trong những món ngon đặc sắc khác được khách du lịch Hokkaido ưa thích, giúp bạn có thể vượt qua không khí lạnh giá của miền Bắc. Khi thưởng thức bạn có thể thấy thịt cừu được đặt trên đỉnh của vỉ nướng để mỡ và nước xốt sau khi chảy xuống sẽ thấm vào rau củ bên dưới. Bên cạnh thịt cừu, các thành phần khác của món ăn gồm có rau diếp, hành tây, ngô, cà rốt, bí ngô...


Jingisukan với thịt cừu được đặt trên đỉnh của vỉ nướng để mỡ và nước xốt sau khi chảy xuống sẽ thấm vào rau củ phía dưới

2.6 Nhâm nhi Shime Parfait mát lành

Trước khi về nhà sau một đêm vui chơi quá chén, người Sapporo luôn nhớ ngấu nghiến một miếng parfait! Những ly “shime parfait” được sắp xếp đẹp mắt bao gồm trái cây, quả hạch, sữa chua và kem cao chót vót, giúp thực khách tỉnh táo và ổn định trước khi lên đường.


Ly Shime Parfait mát lạnh giải rượu hiệu quả

2.7 Nhâm nhi cốc bia Sapporo đặc sản độc đáo

Nhà máy bia Sapporo đã cho ra mắt những dòng sản phẩm bia phiên bản giới hạn, chỉ có ở Hokkaido như “Sapporo Classic” nổi tiếng. Ngoài ra còn có “Sorachi 1984,” sử dụng một loại hoa bia độc đáo được trồng ở quận Sorachi. Cuối cùng khách du lịch Hokkaido đừng quên săn lùng loại “Bia Kaitakushi” siêu hiếm được làm giống với hương vị ban đầu của Bia Sapporo trong thời kỳ thành lập năm 1876.


Các dòng bia Sapporo nổi tiếng

3Hướng dẫn di chuyển đến Hokkaido

Bằng tàu hỏa:

Nếu đi du lịch Hokkaido bằng tàu hỏa từ Tokyo bạn có thể đi tuyến tàu qua đường hầm Seikan thông qua biển dài 53 km. Tàu sẽ dừng ở Hakodate. Nếu chỉ định đến Hokkaido thì bạn nên mua thẻ Hokkaido JR là đủ.

Bằng máy bay:

Sự lựa chọn nhanh chóng nhất, trên đảo Hokkaido có tổng cộng khoảng 10 sân bay. Sân bay chính là Sân bay Chitose ở Sapporo.

Bằng phà:

Có nhiều chuyến phà khác nhau đi từ Tokyo đến Hakodate. Tuyến đường dự kiến chạy trong khoảng 18 giờ mỗi chiều, trong ngày có hai chuyến (phà buổi tối/phà đêm) từ mỗi đầu cảng.

Bản đồ đảo Hokkaido

Xem thêm: Du lịch Kyoto, khám phá cố đô đậm truyền thống lịch sử
4Một số lưu ý cho khách tham quan khi quyết định ghé thăm Hokkaido

- Người Nhật ít nói tiếng Anh, nhất là ở các thành phố lớn nên bạn nhớ chuẩn bị sẵn ứng dụng Google Translate.

- Ở các phòng tắm onsen công cộng khách tham quan bắt buộc phải khỏa thân, nhưng phụ nữ và nam giới phải ở khu vực tách biệt nhau.

- Nhật Bản lái xe ở phía bên trái. Nếu định thuê một chiếc ô tô ở Hokkaido, MIA.vn mách bạn có thể sử dụng dịch vụ Nippon-Rent-A-Car hoặc Toyota-Rent-A-Car.


Đường phố tại Hokkaido khá sạch sẽ và mát mẻ


Hành trình du lịch Hokkaido có sự đa dạng tuyệt vời về cả phong cảnh lẫn văn hóa, dù là thư giãn ở miền quê thanh bình hay ăn tối với những món ngon hảo hạng thì chúng ta cũng sẽ cảm thấy vô cùng thỏa mãn.

Ginzan Onsen thị trấn suối nước nóng cổ tích mùa đông Nhật Bản



Ginzan Onsen là nơi mà khách tham quan có thể tận hưởng khung cảnh của mùa đông cổ tích nằm ẩn mình trong vùng núi của tỉnh Yamagata. Đây là một trong những thị trấn suối nước nóng đẹp nhất Nhật Bản với các ryokan (nhà trọ) lịch sử nằm dọc bờ sông.


Xem nhanh
1. Thị trấn suối nước nóng cổ điển của Nhật Bản – Ginzan Onsen2. Hướng dẫn di chuyển đến Ginzan Onsen3. Sự ra đời và phát triển của Ginzan Onsen Yamagata3.1 Nguồn gốc hình thành Ginzan Onsen3.2 Sự phát triển của các lữ quán ở Ginzan Onsen4. Tắm suối nước nóng tại Ginzan Onsen4.1 Tận hưởng khung cảnh tựa cổ tính4.2 Tác dụng của suối nước nóng Ginzan5. Một số điểm lưu ý quan trọng5.1 Địa điểm lưu trú tại Ginzan Onsen5.2 Ăn gì ở Ginzan Onsen?5.3 Quy trình tắm Onsen tại Ginzan


1Thị trấn suối nước nóng cổ điển của Nhật Bản – Ginzan Onsen

Ginzan Onsen là thị trấn nơi có các nhà nghỉ suối nước nóng bằng gỗ nằm dọc hai bên sông Ginzan và mang đến vẻ đẹp hoài cổ khi ánh đèn gas chiếu sáng vào ban đêm. Khung cảnh khiến nhiều người liên tưởng đến cảnh trong bộ phim nổi tiếng “Spirited Away” của đạo diễn Hayao Miyazaki. Trước đó, thị trấn từng được sử dụng làm địa điểm quay bộ phim truyền hình dài tập nổi tiếng của NHK “Oshin” vào năm 1983.

Cảnh đêm của thị trấn phủ đầy tuyết dưới ánh đèn đường ấm áp đặc biệt ăn ảnh trong mùa đông. Đi bộ dọc theo các con phố, khách du lịch Nhật Bản sẽ tìm thấy những bức tranh đầy màu sắc được gọi là Kote-e trên tường của các nhà nghỉ suối nước nóng và thiết kế hình bông tuyết trên gạch lát đường. Thị trấn nhỏ xinh thích hợp để dạo tản bộ xung quanh và có nhiều tiệm cà phê, quán ăn và cửa hàng quà tặng. Đặc biệt, theo kinh nghiệm du lịch bạn còn có thể thuê trang phục cổ điển của thời kỳ Taisho từ các cửa hàng địa phương để trải nghiệm một cảm giác vô cùng mới lạ ở Ginzan Onsen.


Ginzan Onsen là thị trấn suối nước nóng đẹp như tranh vẽ nằm nép mình bên những ngọn núi ở tỉnh Yamagata

Khung cảnh những tòa nhà bằng gỗ xinh đẹp thời Taisho, những con phố được thắp sáng bằng đèn khí đốt và dãy nhà tắm sang trọng tráng lệ, tựa như hình ảnh trong bộ phim “Spirited Away”. Ảnh: kellymarken/Getty Images/iStockphoto

2Hướng dẫn di chuyển đến Ginzan Onsen

Ginzan Onsen là một thị trấn hẻo lánh nằm sâu trong núi, cơ sở hạ tầng giao thông công cộng vẫn chưa quá hiện đại. Nơi đây nằm cách thành phố Yamagata khoảng một giờ đi xe. Xe buýt địa phương đi từ ga Oishida đến suối nước nóng Ginzan có số chỗ khá giới hạn, trong những tháng mùa đông dù đã được nâng cấp để chở nhiều hành khách hơn nhưng vẫn thường không đủ chỗ cho số lượng khách xếp hàng ở ga Oishida.

Xe buýt: Bạn có thể đến ga Oishida bằng tàu địa phương từ ga Yamagata.

Thông tin xe buýt: Ga Oishida – Ginzan Onsen

Website: http://www.hanagasa-bus-taisei.co.jp/base.html

Thời gian khởi hành: 60-90 phút/chuyến

Thời gian di chuyển: 35 phút

Ngày nghỉ: thứ 5, chủ nhật, ngày Tết (31/12-3/1)

Giá vé: 1000 yên/chiều

Xe ô tô: Thuê xe ô tô là lựa chọn tuyệt vời để đến Ginzan Onsen, tuy nhiên MIA.vn cần lưu ý rằng vào mùa đông bạn sẽ khó tìm được chỗ đậu xe. Một số bãi đậu xe gợi ý cho khách tham quan:

Bãi đậu xe Ginzanonsen Kyodo: 500 yên, cách Ginzan Onsen 5-10 phút đi bộ. Đóng cửa từ tháng 12 - tháng 4.

Taisho Romankan: Bãi đậu xe miễn phí, mất 5-10 phút đi xe buýt đưa đón khứ hồi 300 yên từ đây đến Ginzan Onsen.

Giờ xe đưa đón hoạt động:

- Thường ngày: 8h30 – 18h30

- Mùa đông (tháng 12 đến tháng 3/tháng 4): 9h00 – 18h00

- Ngày lễ năm mới: 9h00 – 17h00


Lưu ý cho khách tham quan là xe buýt địa phương chỉ sử dụng tiếng Nhật nên bạn cần chuẩn bị sẵn một số câu giao tiếp cơ bản

3Sự ra đời và phát triển của Ginzan Onsen Yamagata
3.1 Nguồn gốc hình thành Ginzan Onsen

Ban đầu được đặt tên theo mỏ bạc nằm gần phía sau thị trấn, Ginzan Onsen có nghĩa là suối nước nóng trên núi bạc và được thành lập hơn 400 năm trước khi phát triển mạnh nhờ ngành công nghiệp khai thác mỏ. Sau khi các mỏ đóng cửa, thị trấn tái sinh trở thành một khu nghỉ dưỡng suối nước nóng hàng đầu bằng cách xây dựng một chuỗi khách sạn suối nước nóng dọc theo con sông ở trung tâm thị trấn. Với khung gỗ và tường thạch cao màu trắng, những tòa nhà này bảo tồn nét đẹp của kiến trúc thời đại Taisho (1912 đến 1926) và từng xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng.

Dấu vết của ngành công nghiệp khai thác mỏ vẫn có thể được nhìn thấy trong thị trấn với các hầm mỏ còn lại đang được kiểm soát. Ginzan Onsen cũng trở nên nổi tiếng nhờ tin đồn chưa được xác thực rằng Hayao Miyazaki đã sử dụng thị trấn này làm nguồn cảm hứng cho tác phẩm mang tính biểu tượng “Spirited Away”. Phía sau thị trấn là thác nước Shiragane-no-taki cao 22 m, ngoài ra bạn cũng có thể đi bộ đến ngọn núi phía sau thác nước dẫn đến một khu vực mỏ bạc.


Mỏ bạc ở Ginzan Onsen

3.2 Sự phát triển của các lữ quán ở Ginzan Onsen

Các lữ quán hay nhà trọ tại đây trong tiếng Nhật được gọi là ryokan. Ryokan đã xuất hiện từ rất lâu trước đây với phong cách kiến trúc đặc trưng riêng biệt nhưng đã từng bị hư hại nặng nề sau một trận đại hồng thủy. Đến thời kỳ Showa, các lữ quán ở Ginzan Onsen bắt đầu được phục hồi trở lại, sử dụng vật liệu hiện đại được du nhập từ phương Tây vào Nhật Bản, bên cạnh chất liệu gỗ đặc trưng mang tới vẻ đẹp truyền thống của các ryokan.


Khung cảnh của các ryokan đặc biệt ăn ảnh trong mùa đông

4Tắm suối nước nóng tại Ginzan Onsen
4.1 Tận hưởng khung cảnh tựa cổ tính

Ginzan Onsen mang một vẻ đẹp có sức hút vô cùng khó cưỡng, đến từ nét cổ xưa lẫn không gian đặc biệt xung quanh. Vào mùa thu, khi lá cây chuyển dần sang sắc vàng, cả khu phố cũng trở nên lãng mạn hơn như một bức tranh.

Khi tiết trời chuyển sang đông, mặt đất bắt đầu được tuyết phủ kín thì không gian lại khoác lên mình sắc trắng tinh khôi. Kết hợp cùng phong cách cổ điển của các lữ quán, cả khu phố Ginzan Onsen tựa như bức tranh xinh đẹp thu hút đông đảo khách tham quan.


Ginzan Onsen vào mùa đông

4.2 Tác dụng của suối nước nóng Ginzan

Bạn có thể giải tỏa căng thẳng vô cùng hiệu quả khi ngâm mình trong làn nước nóng của Ginzan Onsen. Lúc này các cơ bắp sẽ được giãn ra, cơ thể được thư giãn, khí huyết lưu thông và lỗ chân lông giãn nở để đào thải độc tố ra ngoài. Đặc biệt suối nước nóng tại Ginzan còn có pha thêm thảo dược của Nhật Bản để hỗ trợ điều trị các chứng nhức mỏi, đau lưng, đau xương khớp…


Suối nước nóng Ginzan Onsen có tác dụng tốt đối với sức khỏe

5Một số điểm lưu ý quan trọng
5.1 Địa điểm lưu trú tại Ginzan Onsen

Quanh thị trấn Ginzan có hơn mười nhà nghỉ truyền thống để khách du lịch Nhật Bản lựa chọn. Tuy nhiên, cần lưu ý là các nhà nghỉ thường xuyên kín khách, đặc biệt là trong những tháng tuyết rơi như tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Thế nên nếu dự định qua đêm tại Ginzan Onsen thì bạn hãy đặt phòng thật sớm.

Hầu hết các ryokan ở đây đều thuộc sở hữu của hộ gia đình và chỉ chấp nhận đặt phòng qua cuộc gọi điện thoại trực tiếp bằng tiếng Nhật. MIA.vn khuyên bạn nên nhờ một người bạn Nhật Bản thực hiện cuộc gọi này, đây là cách mà hầu hết người nước ngoài áp dụng.


Bạn nên đặt phòng sớm trước nếu muốn lưu trú tại Ginzan Onsen, nhất là vào mùa đông

5.2 Ăn gì ở Ginzan Onsen?

Đến Ginzan Onsen bạn có thể ghé quán mì soba nổi tiếng Izu no hana 伊豆の華, nằm cạnh cây cầu bắc qua con suối tại trung tâm thị trấn. Ngoài mì soba, mì udon thì ở đây còn có các món cơm và đồ tráng miệng truyền thống kiểu Nhật vô cùng ngon miệng. Một gợi ý của người dân địa phương là sau khi tắm suối nước nóng ấm áp, bạn nhớ thưởng thức các món đặc sản địa phương như thịt bò Wagyu “Obanazawa” và mì Obanazawa Soba!


Món soba được làm từ bột kiều mạch "Mogamiwase" có nguồn gốc từ Obanazawa ở tỉnh Yamagata, bạn có thể thưởng thức cùng với nước dùng tự chế làm từ cá ngừ

5.3 Quy trình tắm Onsen tại Ginzan

Khách du lịch Nhật Bản nên nắm rõ quy trình tắm Onsen của nước sở tại để tránh trường hợp bị phạt. Trước khi xuống tắm Onsen chúng ta sẽ phải tắm tráng để làm sạch cơ thể trước khi vào bồn ngâm nước nóng. Khi di ngâm mình trong nước khoáng nóng cũng chỉ được cầm theo một chiếc khăn, không mặc thêm gì khác. Sẽ có từng khu vực tắm riêng dành cho nam và nữ, bạn sẽ ngâm mình trong nước khoáng nóng từ 30 đến 45 phút.

Từ tháng 5 đến tháng 10, vào thứ Bảy hàng tuần lúc 20h30, màn trình diễn vũ điệu Hanagasa Odori sẽ diễn ra trên cây cầu nằm ở trung tâm thị trấn Ginzan Onsen, bạn nhớ lưu lại thông tin này trong sổ tay khám phá Nhật Bản của mình nhé. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn sớm chuẩn bị vali hành lý thật tốt trước khi đi.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản - Ngắm trọn cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ



Núi Phú Sĩ là một biểu tượng thiêng liêng bất diệt của đất nước và con người Nhật Bản. Ngọn núi sở hữu cảnh sắc 4 mùa thơ mộng, xinh đẹp, là địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất của xứ Phù Tang. Hãy theo chân Vietjet tìm hiểu vì sao núi Phú Sĩ Nhật Bản lại “đốn tim” nhiều người như vậy nhé!
1. Núi Phú Sĩ Nhật Bản - Biểu tượng nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc

Núi Phú Sĩ, hay còn gọi núi Fuji, là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao 3.776 m so với mặt nước biển. Nếu bạn thắc mắc núi Phú Sĩ nằm ở tỉnh nào Nhật Bản thì câu trả lời là ở đảo Honshu, vắt ngang qua 2 tỉnh Shizuoka và Yamanashi, nằm cách thành phố Tokyo khoảng 100km về phía tây nam.

Ngọn núi được xem là kỳ quan địa lý này hình thành từ kết quả hoạt động của núi lửa bắt đầu từ khoảng 100.000 năm trước và lần phun trào gần nhất vào năm 1707 - 1708.



Núi Phú Sĩ là một điểm đến nổi tiếng nhất của Nhật Bản mà bất kỳ ai cũng đều muốn tận mắt chiêm ngưỡng và trải nghiệm

Núi Phú Sĩ được xem là ngọn núi thiêng, biểu trưng cho sự may mắn tốt lành và tinh thần đoàn kết, kiên cường của người dân xứ Phù Tang. Nơi đây cũng trở thành một địa điểm tập luyện truyền thống của các Samurai Nhật Bản, nhằm hun đúc thêm tinh thần dũng mãnh và yêu nước.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản tự túc, chiêm ngưỡng cảnh sắc của xứ Phù Tang
2. Mê mẩn với cảnh đẹp 4 mùa ở núi Phú Sĩ

Mỗi mùa ở núi Phú Sĩ giống như được thay một “tấm áo mới”, cảnh sắc thiên nhiên cực kỳ xinh đẹp mới mẻ, khiến các du khách dù ghé thăm bao nhiêu lần cũng không thoát khỏi sự ngạc nhiên.
2.1. Mùa xuân

Vào mùa xuân, ngọn núi Phú Sĩ được tô điểm bởi màu sắc tinh khôi và thanh khiết của rừng hoa anh đào, mang đến vẻ đẹp cực kỳ diễm lệ. Đây cũng là thời điểm được nhiều người lựa chọn để du lịch Nhật Bản vì có thể vừa ngắm được núi Phú Sĩ phủ đầy tuyết trắng, vừa tham dự được lễ hội hoa anh đào đặc sắc nhất của xứ Phù Tang. Cuối tháng 3 đến giữa tháng 4 luôn là thời điểm thích hợp để ngắm nhìn núi Phú Sĩ xinh đẹp trong diện mạo của mùa xuân.
2.2. Mùa hạ

Mùa hè của núi Phú Sĩ có màu sắc tươi tắn sinh động. Khi tuyết trên đỉnh của ngọn núi bắt đầu tan dần, để lộ chân núi phủ đầy các loại hoa của mùa hè, đặc biệt là những cánh đồng Lavender ngập tràn sắc tím và cánh đồng hướng dương lấp lánh dưới nắng. Để ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của núi Phú Sĩ vào mùa hè, bạn có thể ghé thăm nơi đây vào tháng 7.



Mùa hè tại núi Phú Sĩ ngập tràn hoa tươi, bầu trời trong xanh, quan cảnh tươi tắn khiến ai cũng mê mẩn khi chiêm ngưỡng
2.3. Mùa thu

Phong cảnh của mùa thu của núi Phú Sĩ Nhật Bản đẹp lãng mạn và thơ mộng mà không ngòi bút nào có thể tả hết. Ngọn núi hùng vĩ, tráng lệ được phủ đầy bởi những cánh rừng chuyển màu từ xanh thành vàng và đỏ. Đỉnh núi in bóng tịch mịch trên mặt hồ tạo nên khung cảnh nên thơ hơn bao giờ hết. Nếu muốn ngắm núi Phú Sĩ vào mùa thu, bạn hãy chọn tháng 10 và tháng 11 để đến nhé.
2.4. Mùa đông

Từ đầu tháng 1 cho đến cuối tháng 2 năm sau là thời điểm thích hợp để bạn ghé thăm Phú Sĩ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp “băng thanh ngọc khiết” của ngọn núi vào mùa đông. Phong cảnh của núi Phú Sĩ vào mùa đông thanh bình và hùng vĩ, với chỉ một màu sắc trắng xóa của tuyết, mọi thứ như chìm vào giấc ngủ sâu.

>> Xem thêm: Du lịch Tết ở Nhật Bản: Tại sao không?
3. Nên làm gì khi đến tham quan núi Phú Sĩ?

Núi Phú Sĩ có đến 25 điểm tham quan đặc sắc ở khắp mọi phía. Chắc chắn bạn sẽ tận hưởng được một chuyến đi và kỳ nghỉ tuyệt vời khi đến đây. Một số trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ qua như:
3.1. Leo núi Phú Sĩ

Leo núi Phú Sĩ là một hoạt động không thể bỏ lỡ và chắc chắn sẽ đem đến cho bạn vô vàn trải nghiệm đặc biệt. Chinh phục núi Phú Sĩ cũng là một mục tiêu hàng đầu của nhiều du khách khi đến đây. Bạn có thể chọn nhiều cung đường ở phía Yamanashi hay Shizuoka để leo núi và chiêm ngưỡng cảnh quan xinh đẹp trên đường đi.



Chinh phục núi Phú Sĩ là một trải nghiệm mang lại không ít cảm xúc và ý nghĩa cho nhiều người
3.2. Dạo quanh hồ Kawaguchi

Núi Phú Sĩ được bao quanh bởi 5 hồ nước, tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong đó, bạn nhất định phải một lần dạo quanh hồ Kawaguchi. Hồ Kawaguchi ở phía nam tỉnh Yamanashi, có diện tích thứ 2 và là hồ đẹp nhất trong ngũ hồ Phú Sĩ.
3.3. Ngắm núi Phú Sĩ từ trên cao với cáp treo núi Kachikachi

Ngồi cáp treo núi Kachikachi để ngắm núi Phú Sĩ là một trải nghiệm khá thú vị và được nhiều người yêu thích. Đi cáp treo núi Kachikachi cho bạn một góc nhìn ấn tượng, có thể chiêm ngưỡng toàn bộ núi Phú Sĩ và hồ Kawaguchi từ trên cao. Bạn sẽ thấy được cảnh quan của núi Phú Sĩ quả thật là “không đùa được đâu”.
3.4. Khám phá làng cổ Oshino Hakkai

Làng cổ Oshino Hakkai là một trong những điểm tham quan nổi tiếng của núi Phú Sĩ. Ngôi làng nằm khép mình dưới chân núi, giữ nguyên lối kiến trúc truyền thống Nhật Bản, thiên nhiên xinh đẹp mang đầy sự hoài cổ và bao bọc bởi sự thanh bình hiếm có. Trước khi vào trong làng, bạn còn được thực hiện một nghi lễ khá đặc biệt.
3.5. Tham quan bảo tàng Itchiku Kubota

Bảo tàng Itchiku Kubota nằm ở tỉnh Yamanashi, tiếp giáp với Shizuoka. Bảo tàng sở hữu không gian mang đậm nét cổ kính, là nơi trưng bày các bộ Kimono lộng lẫy và nhiều cổ vật quý giá từ khắp nơi trên thế giới.



Tại bảo tàng Itchiku Kubota, bạn có thể chiêm ngưỡng hơn 100 bộ Kimono lộng lẫy cùng không gian thưởng lãm xinh đẹp
3.6. Vui chơi ở công viên Fuji-Q Highland

Bạn sẽ có khoảng thời gian vui chơi, giải trí tuyệt vời khi đến với công viên Fuji-Q Highland. Tại đây, bạn có thể tham gia các trò chơi cảm giác mạnh là tàu lượn siêu tốc nhanh nhất và cao nhất ở Nhật Bản cùng nhiều trò chơi khác như Ngôi nhà Ma, Mê cung…
3.7. Thưởng thức món mì Hoto

Nếu đã đến với tỉnh Yamanashi thì bạn nhất định phải thưởng thức món mì Hoto trứ danh của nơi đây. Mì Hoto là niềm tự hào của người dân tỉnh Yamanashi. Món ăn được nấu từ mì hầm chung với rau củ trong súp miso, mang đến hương vị đặc biệt khi thưởng thức.


Những điều thú vị về núi Phú Sĩ, bạn biết chưa?Bạn có thể tổ chức lễ cưới ở đền Fujisan Hongu Sengen Taisha. Tuy nhiên, ngôi đền này không quá lớn nên chỉ có thể tổ chức lễ cưới với quy mô khoảng 10 người.
Vào tháng 1 đến tháng 2, bạn có thể ngắm núi Phú Sĩ và đàn thiên nga trắng xinh đẹp ở hồ Yamanaka
Có những ngọn núi trông giống với núi Phú Sĩ như núi Ezo Fuji, núi Satsuma Fuji…


>> Xem thêm: Trải nghiệm 10 lễ hội Nhật Bản nổi tiếng không thể bỏ lỡ
4. Cách di chuyển đến núi Phú Sĩ

Di chuyển từ Tokyo đến núi Phú Sĩ: Xe bus đường dài: Thời gian di chuyển khoảng 2 giờ 30 phút tùy thuộc vào tuyến đường đi, phí vận chuyển khoảng 2,700 yên.
Tàu cao tốc Shinkansen: Thời gian di chuyển khoảng 1 giờ 90 phút, phí vận chuyển khoảng 2,460 yên.